Áp dụng kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng như thế nào để gà đẻ nhiều, trứng to và mang lại hiệu quả kinh tế cao? Cùng theo dõi hết bài viết này của chúng tôi, rất nhiều thông tin hữu ích sẽ được các chuyên gia chăn nuôi bật mí ngay sau đây.
Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng ở khâu chọn giống
Điều đầu tiên bạn cần nhớ khi nuôi gà để lấy trứng đó chính là chọn giống thật kỹ càng. Bởi mỗi giống gà khác nhau sẽ cho sản lượng trứng khác nhau. Nếu bạn nuôi theo hướng công nghiệp quy mô lớn, có thể cân nhắc nuôi gà Ai Cập vì giống này cho sản lượng rất cao, trứng thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng.
Bất kể bạn chọn nuôi giống nào đi chăng nữa cũng cần đảm bảo gà mái phải đảm bảo kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng đó là chọn những con tinh anh, lông mượt, mỏ thẳng, mắt sáng, không bị dị tật. Mồng của chúng đỏ tươi nhìn mềm mướt. Bụng hơi mập, đít hơi xệ, hậu môn rộng và niêm mạc chỗ vùng hậu môn có màu hồng tươi.
Nuôi được tầm 2 – 3 tháng thì loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn, quá gầy hoặc quá béo. Bởi những con đó sẽ không mang lại sản lượng trứng tốt như kỳ vọng.
Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng về mặt chế độ dinh dưỡng
Gà đẻ nhiều hay không, chất lượng như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng. Theo đó, khi nuôi gà được 6 tháng tuổi, ta bắt đầu tiến hành chế độ vỗ đẻ cho chúng.
Áp dụng chế độ ăn phù hợp cho gà
Thời điểm này, ta sẽ cho gà ăn 2 bữa/ ngày, uống đầy đủ các loại vitamin A, D, E thường xuyên. Cùng với đó, trộn thêm vỏ sò, xương nghiền nhuyễn vào cám để bổ sung canxi giúp gà đẻ khỏe, trứng to, vỏ dày, hạn chế vỡ.
Bên cạnh đó, khi nuôi gà đẻ trứng, đừng quên cho chúng ăn thêm rau xanh thái nhỏ, hoặc để chúng tự rỉa nếu nuôi theo hình thức thả vườn. Thức ăn này sẽ giúp gà tăng cường các khoáng chất, dễ tiêu hóa hơn.
Điều chỉnh thức ăn phù hợp giúp duy trì thể trạng cho gà
Trong kỹ thuật nuôi gà lấy trứng không nên để gà quá gầy không có sức đẻ hoặc quá béo sẽ khiến buồng trứng bị lấn áp buồng trứng dẫn tới đẻ kém. Gà đẻ trứng bắt đầu đẻ tầm 1,5kg và thải loại khi đạt tầm 2,5kg là hợp lý.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi gà đẻ trứng chuẩn nhất
Với gà đẻ trứng, phần lớn thời gian của chúng sẽ ở trong chuồng. Chính vì thế về vấn đề này bạn cũng cần phải đặc biệt lưu ý một số điều sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi
Ưu tiên làm chuồng ở vị trí cao ráo, đảm bảo thoáng mát vào hè và ấm áp khi đông. Duy trì nền nhiệt vào khoảng 20 – 25 độ C là phù hợp, độ ẩm ở mức 70 – 75%. Mật độ nuôi khoảng 4 – 6 con/ m2 là lý tưởng.
Ánh sáng khi nuôi gà đẻ
Ánh sáng rất cần cho việc tổng hợp vitamin và khoáng chất, kích thích sự phát triển của noãn, giúp gà đẻ nhiều hơn. Giờ chiếu sáng sẽ tùy thuộc vào số tuổi của gà mái như sau:
- Gà đẻ tầm 19 tuần tuổi cần chiếu sáng 13 giờ, khi 20 tuần tuổi tăng lên 14 giờ.
- Khi gà đạt 21 tuần tuổi, cần thắp sáng 15 giờ.
- Tăng lên 16 giờ chiếu sáng khi gà sang tuần thứ 22.
Chú ý vấn đề lót ổ khi nuôi gà đẻ trứng
Gà có tập tính sống bầy đàn, vì thế một ổ đẻ có thể dùng chung cho 4 – 5 con gà mái. Nhưng hãy tính toán kỹ lượng ổ đẻ cho phù hợp với số gà mái hiện có. Kích thước ổ nên ở khoảng 30x30cm và sâu 35cm, cách nền chuồng tối thiểu 30 – 40cm. Không đặt ổ quá sát mái để tránh gà bị nóng, ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng trứng.
Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng về cách phòng bệnh
Phòng bệnh cũng là một vấn đề mà chúng ta cần đặc biệt chú ý khi nuôi gà đẻ trứng cụ thể:
- Người nuôi cần chú ý tiêm phòng đầy đủ để gà tránh mắc các bệnh thường gặp như: Thủy đậu, Gumboro, Newcastle, tiêu chảy,…
- Khi nuôi gà đẻ trứng được 15 – 16 tuần tuổi, cần hoàn thành các mũi vacxin cơ bản cho gà để đảm bảo chúng tăng cường đề kháng tốt trước khi bắt đầu vào giai đoạn đẻ trứng.
- Ngoài ra, cần tiến hành xổ giun cho gà định kỳ để chúng không bị giun sán, ký sinh trùng làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của trứng.
- Nếu thấy con nào có biểu hiện lạ, trông ốm yếu cần tách đàn ngay để tránh bị lây lan gây thiệt hại kinh tế lớn.
- Con gà nào ăn uống bình thường nhưng mào lại đỏ một cách bất thường, trứng đẻ ra xù xì. Khả năng cao gà đã bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, cần nhỏ hoặc tiêm lại vacxin chủng H52 cho gà ngay.
Trên đây là các kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng cơ bản mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho đàn vật nuôi của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trong chuyên mục này của SV288, rất nhiều kinh nghiệm nuôi gà hay sẽ được bật mí bởi các chuyên gia.